TƯƠNG QUAN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA SÂM NGỌC LINH VỚI MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ, TỈNH KHÁNH HÒA

  • Đỗ Anh Thy
  • Ngô Công Châu
  • Lưu Văn Nông
  • Phạm Mạnh Hùng
  • Phan Đức Ngại
Từ khóa: Hòn Bà, Khánh Hòa, Sâm Ngọc Linh, sinh thái, sinh trưởng

Tóm tắt

Tương quan sinh trưởng, phát triển của Sâm Ngọc Linh với một số nhân tố sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (Canonical Correspondence Analysis – CCA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, 9/12 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: Cây mọc lại sau ngủ đông, tỷ lệ cây nảy mầm, hình thái lá, bộ rễ, chiều cao cây, đường kính tán, chiều dài củ, tỷ lệ cây ra hoa, tỷ lệ cây tạo quả của Sâm Ngọc Linh 2 tuổi di thực có mối tương quan gần với 7 yếu tố sinh thái như: Độ tàn che, kiểu rừng, độ che phủ, tầng trung mộc, độ dày lớp lá phủ, thành phần cấp hạt, kali dễ tiêu của khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà với độ tin cậy trên 95%. Trong đó, chỉ tiêu chiều cao cây và tỷ lệ cây ra hoa có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố sinh thái độ tàn che và độ che phủ với độ tin cậy 100%. 2/12 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: tỷ lệ cây sống và khối lượng củ có mối tương quan gần với 4 yếu tố sinh thái như: tổng lượng mưa trung bình năm, tầng sinh đại mộc, tầng sinh cỏ và lân dễ tiêu với độ tin cậy trên 95% và đều có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố tổng lượng mưa trung bình năm. Chỉ tiêu sinh trưởng cây ngủ đông có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố sinh thái độ cao với độ tin cậy trên 95%. Kết quả nghiên cứu này cung cấp dữ liệu khoa học cho việc nhân rộng mô hình trồng Sâm Ngọc Linh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và các khu vực có điều kiện sinh thái tương đồng khác.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-23
Chuyên mục
Bài viết