GIAO LƯU VÀ BIẾN ĐỔI KINH TẾ – VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

  • Trần Tấn Đăng Long
Từ khóa: biến đổi, giao lưu, kinh tế, người Khmer, văn hóa

Tóm tắt

Người Khmer là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer trong ngữ hệ Nam Á, sinh sống chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra họ còn sinh sống rải rác ở một vài tỉnh thành khác ở Đông Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh... Hiện nay do sự tác động nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến văn hóa truyền thống của người Khmer có sự biển đổi. Bằng phương pháp nghiên cứu Nhân học, chủ yếu là phương pháp định tính và điền dã, khảo sát trực tiếp tại địa bàn kết hợp với lý thuyết về giao lưu, tiếp biến, bài viết này đi tìm hiểu quá trình giao lưu, biến đổi kinh tế – văn hóa của người Khmer tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quá trình cộng cư sinh sống với người Kinh, trải qua thời gian những giá trị kinh tế – văn hóa của người Khmer chịu ảnh hưởng và tiếp thu kinh tế – văn hóa của người Kinh, dẫn đến kinh tế – văn hóa truyền thống của người Khmer có sự biến đổi để thích nghi với môi trường sinh thái, văn hóa và bối cảnh xã hội mới. Qua đây, bài viết cũng thảo luận và chỉ ra những nguyên nhân chính có tác động dẫn đến sự biến đổi kinh tế – văn hóa Khmer, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa Khmer trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-16
Chuyên mục
Bài viết