NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU HỌC ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY

  • Đặng Khải Minh
  • Nguyễn Tấn Toàn
  • Nguyễn Thanh Bình
  • Dương Văn Hải
Từ khóa: cơ thể học, đám rối thần kinh, rễ thần kinh

Tóm tắt

Nắm vững giải phẫu học đám rối thần kinh cánh tay giúp ích rất nhiều cho phẫu thuật viên trong quá trình khám và chẩn đoán, đưa ra chỉ định điều trị thích hợp nhất cho từng trường hợp bệnh. Với mục tiêu mô tả hình dạng, phân nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và mối liên quan với các cấu trúc giải phẫu lân cận. Bằng phương pháp mô tả loạt ca trên đối tượng xác người Việt Nam trưởng thành được bảo quản bằng formol tại Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn được phẫu tích mô tả cấu trúc đại thể và vi thể. Nguyên ủy đám rối thần kinh cánh tay trong 32 đám rối 100% C5, C6, C7, C8 và N1. Có 1 trường hợp có sự tham gia của rễ C4 (6,3%). Chiều dài trung bình thân trên 43,42mm, thân giữa 40,88mm, thân dưới 41,38mm; Chu vi trung bình thân trên 20,13mm, thân giữa 17,61mm, thân dưới 17,93mm. Bó ngoài có nguyên ủy từ thân trên, thân giữa hình thành thần kinh cơ bì, thần kinh giữa; Bó sau có nguyên ủy từ thân trên, giữa và dưới hình thành thần kinh nách, thần kinh quay; Bó trong có nguyên ủy từ thân dưới, hình thành thần kinh giữa và thần kinh trụ. Liên quan giải phẫu, động mạch ngang cổ ở phía trước; thân trên giữa, dưới ở sau cơ bậc thang trước; Đặc điểm các mốc giải phẫu liên quan ĐRTKCT: trước động mạch ngang cổ, sau cơ bậc thang trước, trước dưới cơ vai móng so với thần kinh trên vai. Có xuất hiện biến thể của ĐRTKCT dạng thứ 1(Prefixed) và không có dạng thứ 3 (postfixed). Không ghi nhận trường hợp bất thường về các mốc giải phẫu so với ĐRTKCT. Tỉ lệ phần trăm và số lượng sợi trục trung bình: C6 > C8 > N1 > C5; không có sự khác biệt số lượng sợi trục của từng rễ thần kinh 2 bên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-16
Chuyên mục
Bài viết