NGHIÊU CỨU CHẾ ĐỘ UỐN GỖ CAO SU ĐỂ SẢN XUẤT CHI TIẾT CONG CHO SẢN PHẨM MỘC

  • Phạm Ngọc Nam
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
  • Lê Quang Nghĩa
  • Đặng Mai Thành
Từ khóa: chế độ uốn tối ưu, thời gian luộc, thời gian uốn, tỷ lệ mẫu hỏng

Tóm tắt

Công nghệ uốn gỗ cao su (Rubber wood) tạo chi tiết cong cho sản xuất đồ mộc đã được thực hiện và thu được một số kết quả như sau: Nghiên cứu này đã được tiến hành để xác định chế độ uốn cong của gỗ cao su có qui cách (21×35×460) mm, bán kính uốn cong R700 mm dùng trong sản xuất đồ mộc bằng phương pháp uốn định hình, gia nhiệt bằng nước nóng, nhiệt độ uốn 100-1050C,, áp suất uốn 6 kG/cm2... Thí nghiệm được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên. Xây dựng phương trình tương quan thể hiện mối quan hệ giữa thời gian luộc và thời gian uốn với tỷ lệ mẫu hỏng Y1 và độ đàn hồi trở lại của gỗ uốn Y2.

Y1= 1,36 – 0,95X1 – 1,45X2 + 0,58X1X2 + 0,94X12 + 1,84X22

Y2 = 0,83 – 0,70X1 – 0,93X2 + 0,93 X12 + 0,79 X22

Kết quả đã xác định được các thông số tối ưu cho chế độ uốn cong gỗ cao su: ứng với thời gian luộc 28,4 phút và thời gian uốn 42,9 phút tỉ lệ mẫu hỏng 0,136% và độ đàn hồi trở lại của gỗ uốn 0,43mm. Quy trình công nghệ uốn các chi tiết gỗ cong có kích thước nêu trên hoàn toàn có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất do đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-01
Chuyên mục
Bài viết