ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU VÀ CÔNG NGHIỆP TỪ CÂY ĐIỀU

  • Nguyễn Ngọc Kiều Trâm
  • Phạm Thị Mỹ Trâm
Từ khóa: anacardium occidentale, công nghiệp, dược liệu, quả điều, vỏ điều

Tóm tắt

Điều hay còn gọi là đào lộn hột, được xem là loại quả có hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bên cạnh các loại hạt phổ biến như đậu, óc chó, macca. Trong nhân điều có chứa hàm lượng lớn các chất như khoáng, acid amin, chất béo, đường và chất xơ. Đó cũng chính là lý do khiến cho loại hạt này mang nhiều giá trị về y học và ngày càng trở nên được ưa chuộng. Bên cạnh nhân điều đang chiếm ưu thế về mặt khai thác và kinh tế, các chuyên gia thuộc các ngành công nghiệp khác nhau đã và đang ra sức nghiên cứu các thành phần khác của quả nhằm tạo nên các sản phẩm phụ có giá trị cao. Phần thịt quả chứa hàm lượng vitamin C cao cùng một số chất dinh dưỡng thiết yếu do đó được ứng dụng làm nước ép, rượu, kẹo, mứt hoặc hơn thế nữa là làm nguồn cung cấp đường khử để lên men và tạo enzym trong các quy trình sản xuất. Trong lớp vỏ cứng chứa chất lỏng được gọi là dầu vỏ hạt điều với thành phần chủ yếu là acid anacardic (70%), cardol (18%) và cardanol (5%). Đây được xem là hợp chất phụ quan trọng nhất được sự quan tâm từ các ngành công nghiệp sản xuất như sản xuất keo sơn, ô tô. CNSL là một hợp chất sinh học đầy hứa hẹn có khả năng làm giảm các tác động môi trường của nhựa và ngành composite. Xác vỏ điều sau khi tách chiết CNSL được tận dụng làm nhiên liệu đốt – một lựa chọn đầy hứa hẹn do tính sẵn có rộng rãi từ các nhà máy sản xuất hạt điều và chi phí thấp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-16
Chuyên mục
Bài viết