ĐÁNH GIÁ VỀ ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

  • Nguyễn Trung Hải
Từ khóa: đào tạo, công tác xã hội, đội ngũ giảng viên, chính sách giáo dục, giáo trình tài liệu

Tóm tắt

Đào tạo nghề CTXH ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đã có nhiều bước tiến quan trọng từ năm 1998 đến nay. Dấu mốc quan trọng phải kể đến là Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã số đào tạo ngành CTXH bậc đại học và cao đẳng năm 2004. Quyết định 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho CTXH chuyên nghiệp tại nước ta. Tuy nhiên đào tạo CTXH tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều cần được hoàn thiện hơn như đội ngũ giảng viên CTXH, giáo trình tài liệu chuyên môn, kết cấu chương trình cũng như các mạng lưới cơ sở thực hành thực tập… Bài báo này tập trung đánh giá một số nội dung liên quan tới đào tạo CTXH từ đó bàn luận đến những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng các mục tiêu trong quyết định 112 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021-2030.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-27
Chuyên mục
Bài viết