TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH LAI TẠO GIỐNG LỢN

  • Lê Thị Thu Huệ
Từ khóa: chỉ thị phân tử, đa hình gen, lai tạo giống lợn

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích tổng quan về ứng dụng các chỉ thị phân tử trong đánh giá các mô hình lai tạo giống lợn. Cụ thể chúng tôi tổng quan về gen GH (grow hormon) ở lợn và mối liên quan của gen GH đến khả năng sinh trưởng ở lợn. Hormon tăng trưởng (GH), một loại hormone polypeptide chuỗi đơn do tuyến yên tiết ra từ động vật, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng và chuyển hóa của cơ thể bằng cách điều chỉnh quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein. lợn, gen GH được định vị trong nhiễm sắc thể số 12, với tổng số chiều dài phiên mã là 1,7kb, chứa khoảng 2231bp. Chỉ thị gen CAST (capastatin) liên quan đến chất lượng thịt ở lợn. Ở lợn, gen CAST định vị trên nhiễm sắc thể số 2, có chiều dài khoảng 160kb. Đa hình gen CAST ảnh hưởng đến chất lượng thịt và năng suất quầy thịt. Gen chỉ thị FUT1 liên quan đến khả năng miễn dịch ở lợn. Ở lợn, gen Alpha-1-fucosyltransferase (FUT1) định vị trên nhiễm sắc thể 6q11, với tổng chiều dài phiên mã 3315bp. Gen FUT1 có thể điều chỉnh hệ thống chuyển hóa huyết tương và một số chất chuyển hóa huyết tương cụ thể liên quan đến chuyển hóa vi khuẩn đường ruột (axit hippuric, oxindole, betaine).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-17
Chuyên mục
Bài viết