MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ (1945-1954)

  • Lưu Văn Quyết
Từ khóa: Kinh tế kháng chiến, Nam Bộ, hoạt động, Pháp

Tóm tắt

V.I. Lênin cho rằng, trong chiến tranh hiện đại, “tổ chức kinh tế có một ý nghĩa quyết định”. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sớm nhận thức đúng vai trò của kinh tế đối với quá trình phát triển của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm đề ra chủ trương toàn dân thực hiện kết hợp vừa đánh giặc, vừa tăng gia sản xuất. Trong suốt 10 năm kháng chiến chống Pháp tái xâm lược (1945-1954), ngoài hoạt động chủ đạo và ngày càng dồn dập của mặt trận chính trị và quân sự, tại chiến trường trọng điểm Nam Bộ còn diễn ra mặt trận kinh tế không kém phần ác liệt và nóng bỏng. Dưới tác động mạnh mẽ của chiến tranh, việc xây dựng kinh tế kháng chiến ở miền Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách to lớn, không chỉ đổ mồ hôi, công sức mà còn cả máu để có thể hoàn thành nhiệm vụ “thực túc binh cường”, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-04
Chuyên mục
Bài viết