SÁNG KIẾN GENÈVE VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LỚN TRONG GIẢI QUYẾT CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954

  • Đỗ Văn Biên
Từ khóa: chiến tranh lạnh, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương, sáng kiến Genève

Tóm tắt

Cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, các cuộc xung đột, chiến tranh, chạy đua nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân, sự cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn, sự đối đầu giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản do Liên Xô và Mỹ đứng đầu, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La – Tinh,... làm cho tình hình thế giới rất căng thẳng... Ở khu vực Châu Á, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ với sự tham gia của Trung Quốc và liên quân do Mỹ đứng đầu ngày càng khốc liệt. Tình hình thế giới vốn dĩ đã căng thẳng nay lại càng căng thẳng hơn. Điều này, đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải thiết lập kênh đối thoại giữa các nước với sự tham gia của các nước lớn và các bên liên quan trực tiếp thông qua các hội nghị quốc tế đa phương nhằm cùng nhau giải quyết các điểm nóng, tháo ngòi nổ chiến tranh. Sáng kiến Genève ra đời trong bối cảnh như vậy. Bài viết trình bày bối cảnh ra đời của sáng kiến Genève, vai trò của các nước lớn trong việc giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 và một số kết quả đạt được từ các hội nghị này. Qua đó làm sáng rõ xu thế vận động hòa bình quốc tế cũng như xu hướng chung giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương của các nước lớn trong quá trình tham gia Hội nghị Genève.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-04
Chuyên mục
Bài viết