QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1986-2019

  • Vũ Văn Thuân
Từ khóa: HTX, kinh tế, phát triển

Tóm tắt

Hợp tác xã là hình thức chủ yếu của kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng, cơ sở cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ 1975 đến 1985, sự phát triển của hợp tác xã ở Thành phố gặp nhiều khó khăn do người dân đã quen với lối sống và lao động cá thể, việc phải vào HTX một cách nhanh chóng nên khó tránh khỏi những hoài nghi về hiệu quả của phương cách lao động sản xuất mới. Tuy nhiên, lãnh đạo cùng với nhân dân TPHCM, nhất là các xã viên HTX đã có sự nỗ lực không ngừng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX từ khó khăn trong quản lý, điều hành, thiếu nguyên liệu và hàng hóa... đến tháo gỡ khó khăn, phát triển và đổi mới. Từ sau đổi mới (1986), hệ thống hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng, cả nước nói chung lâm vào khủng hoảng, có nguy cơ phá sản bởi các HTX chưa bắt nhịp được với cơ chế kinh tế mới. Để các HTX có thể khôi phục sản xuất, Đảng bộ TPHCM đã chủ động có những chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu, pháp lý và chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh. Do đó các HTX dần khôi phục và phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế và trở thành một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế Thành phố. Ngoài ra, các HTX còn góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân ở TPHCM. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế hợp tác xã ở TPHCM cần đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-25
Chuyên mục
Bài viết