ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƯ Ở ĐÔ THỊ - TIẾP CẬN XU HƯỚNG TÁI CẤU TRÚC CỘNG ĐỒNG CỦA NHÓM CƯ DÂN THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

  • Vũ Lê Anh
Từ khóa: cấu trúc cộng đồng, lao động Khmer nhập cư, mạng lưới xã hội

Tóm tắt

Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị đã trở nên phổ biến. Là một trong những địa phương năng động trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, Bình Dương đã và đang là điểm đến của nhiều làn sóng di dân trong đó có người lao động Khmer từ Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa trên dữ liệu định tính được thu thập từ cuộc điền dã dài ngày tại cộng đồng, bài viết tập trung phân tích cách thức tổ chức cộng đồng và quan hệ xã hội ở quê nhà cũng như tại nơi ở mới của lao động Khmer. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cư trú thành cộng đồng dựa trên mối quan hệ thân tộc - đồng hương và cố gắng duy trì truyền thống văn hóa như một chiến lược ứng phó với những khó khăn khi mưu sinh nơi đất khách. Những người lao động nhập cư Khmer có xu hướng “tái cấu trúc cộng đồng” thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống, giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, hình thành và phát triển các điểm dịch vụ ăn uống, buôn bán tạp hóa, chăm sóc sắc đẹp dành cho người Khmer. Những phân tích này gợi ý cho việc phát huy vai trò của mạng lưới đồng hương trong những hoạt động hỗ trợ dành cho người lao động Khmer nhập cư trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-07
Chuyên mục
Bài viết