SỰ BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI RỤC Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

  • Trần Tấn Đăng Long

Tóm tắt

Bài viết trình bày sự biến đổi hoạt động sinh kế của người Rục ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình từ truyền thống đến hiện tại. Từ một tộc người sinh sống ở hang đá, mới phát hiện năm 1959, hoạt động mưu sinh bằng săn bắt và hái lượm, người Rục ở Minh Hóa đã có sự chuyển biến mạnh về kinh tế - xã hội, biết làm rẫy, canh tác lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thay vì chỉ sống dựa vào tự nhiên bằng nghề săn bắn và hái lượm; đời sống ngày càng khấm khá lên, có nhà cửa khang trang. Sự biến đổi tích cực trên là do có sự tác động chính sách phát triển, sự thay đổi môi trường sinh thái và quá trình giao lưu văn hóa tộc người diễn ra ở vùng người Rục. Để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, Nhà nước cần phải quan tâm đến yếu tố văn hóa tộc người, khả năng tiếp nhận và thích nghi của người Rục trong từng hoàn cảnh cụ thể khi đưa ra chính sách phát triển, thích hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-03
Chuyên mục
Bài viết