Nghiên cứu độ đàn hồi động mạch chủ bằng siêu âm m-mode ở bệnh nhân tăng huyết áp

DOI: 10.38103/jcmhch.90.15

  • Đoàn Chí Thắng
  • Mai Xuân Anh
  • Trần Khôi Nguyên
Từ khóa: ĐMC: động mạch chủ, HATT: huyết áp tâm thu, HATTr: huyết áp tâm trương, HATB: huyết áp trung bình

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các chỉ số đàn hồi của động mạch chủ ở bệnh nhân tăng huyết áp bằng siêu âm tim M-mode và khảo sát mối tương quan giữa các chỉ số đàn hồi động mạch chủ với trị số huyết áp và hình thái thất trái.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 70 bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp 2021 của Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam/ Hội Tim Mạch Học Việt Nam [3], đến khám và điều trị tại trung tâm tim mạch, bệnh viện trung ương Huế thời gian từ 04/2022 đến tháng 8/ 2022 và 97 đối tượng thuộc nhóm chứng. Đánh giá sự đàn hồi động mạch chủ qua 3 chỉ số: Sức căng ĐMC (%)

= (AODs - AODd) x 100/ AODs, chỉ số cứng ĐMC (%) = ln (HATT/ HATTr)/ [(AODs - AODd)/ AODd], sự giãn nở ĐMC (cm2.dyn-1.10-3) = 2 x sức căng x (HATT - HATTr).

Kết quả: Chỉ số độ cứng động mạch của động mạch chủ tăng, ngược lại, sức căng và sự giãn nở của động mạch chủ lại giảm ở nhóm Bệnh so với nhóm chứng (p < 0,05). Chỉ số cứng ĐMC tương quan thuận với các trị số huyết áp. Trong khi, sức căng ĐMC và sự giãn nở tương quan nghịch mức độ trung bình với các trị số huyết áp. Các chỉ số LVMI, RWT, IVSd, LVPWd có tương quan thuận mức độ trung bình với Chỉ số Cứng động mạch (p < 0,05); tương quan nghịch với sức căng và sự giãn nở (p < 0,05).

Kết luận: Kỹ thuật siêu âm tim đơn giản như siêu âm M-mode có thể đánh giá tính đàn hồi động mạch chủ. Qua đó góp phần phát hiện sớm các bệnh lý động mạch chủ ở bệnh nhân tăng huyết áp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-15
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original research)