Khảo sát mức độ tắc nghẽn đường thở và phân tầng nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người  40 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế

DOI: 10.38103/jcmhch.90.4

  • Trần Thừa Nguyên
  • Hoàng Thị Lan Hương
  • Nguyễn Thị Bạch Oanh
  • Phan Thị Phương
  • Trần Thị Thanh Nhàn
  • Trần Quang Nhật
  • Phạm Trung Hiếu
Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mức độ tắc nghẽn đường thở, phân tầng nguy cơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ tắc nghẽn đường thở và phân tầng nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người ≥ 40 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1600 người dân từ 40 tuổi trở lên, chọn ngẫu nhiên trong quần thể đưa vào nghiên cứu khi người dân đồng ý tham gia. Chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ, đại diện theo các vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ câu hỏi, khám lâm sàng và đo chức năng thông khí để phát hiện các đối tượng mắc BPTNMT và tìm hiểu các thông tin cá nhân liên quan đến bệnh. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả: Mức độ tắc nghẽn ở giai đoạn 2 (50% ≤ FEV1 < 80%) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5%. Thấp nhất là giai đoạn 4 (FEV1 < 30%) với tỷ lệ là 4,0%. Đa số người bệnh được phát hiện ở mức độ tắc nghẽn trung bình GOLD 2 chiếm 36,6%; tỷ lệ được phát hiện BPTNMT ở giai đoạn tắc nghẽn nhẹ GOLD 1 chiếm 21,8%. Tỷ lệ thang điểm CAT

≥ 10 điểm chiếm 68,3%, mMRC ≥ 2 điểm là 74,3%. Phân tầng nguy cơ đợt cấp BPTNMT theo nhóm A là 33,7%, nhóm B là 2,0%, nhóm C là 55,4%, nhóm D là 8,9%.

Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần nhiều BN BPTNMT có mức độ tắc nghẽn đường thở ở mức độ trung bình. Tình trạng sức khỏe có thể là dấu hiệu báo trước của đợt cấp và thang điểm CAT có thể là công cụ hữu ích để dự đoán đợt cấp của BPTNMT.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-10-15
Chuyên mục
Nghiên cứu (Original research)