Ảnh hưởng của phương pháp xử lý bề mặt hạt cốt liệu cao su đến một số tính chất của vữa

  • TS TRẦN ĐỨC TRUNG

Tóm tắt

Cốt liệu cao su (CS) có mô đun đàn hồi rất thấp, bề mặt tương đối phẳng, nhẵn, tính kỵ nước cao nên dễ hình thành nhiều bọt khí bám trên bề mặt, làm giảm đáng kể khả năng bám dính với đá xi măng. Cải thiện bề mặt hạt cao su là một trong những giải pháp làm tăng khả năng bám dính, từ đó nâng cao tính chất cơ lý của vữa và bê tông sử dụng CS. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số phương pháp xử lý bề mặt hạt cao su, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của hạt cao su sau khi xử lý đến tính chất cơ lý của vữa. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc bề mặt hạt CS được cải thiện rõ rệt khi được ngâm 30 phút trong dung dịch NaOH. Nồng độ NaOH sử dụng hiệu quả là 20% thông qua việc làm tăng cường độ nén từ 20÷27%, cường độ uốn từ 11÷16% và cường độ bám dính từ 21÷24% so với mẫu vữa sử dụng hạt CS không qua xử lý bề mặt.

Từ khóa: Cốt liệu cao su; bề mặt hạt cao su; mô đul độ lớn; dung dịch NaOH; cường độ nén; cường độ uốn; cường độ bám dính.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC