Nghiên cứu chế tạo cát nhân tạo từ bùn không độc hại nạo vét trong TP Hà Nội - Đặc tính kháng cắt

  • THS PHẠM TRI THỨC
  • PGS.TS PHAN HUY ĐÔNG
  • THS PHAN VĂN BA
  • KS TRẦN THANH TÙNG

Tóm tắt

Từ kết quả thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết, thoát nước, bài báo đã trình bày đặc tính kháng cắt của vật liệu đắp dạng hạt chế tạo từ bùn nạo vét trong TP Hà Nội (Granular Fill Material: GFM). Trong các thí nghiệm vật liệu GFM được chế tạo từ cùng một loại bùn (B), xi măng (X) và polymer (P) ở cùng một điều kiện, theo cùng một quy trình chế bị trong phòng thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chống cắt của vật liệu GFM tăng theo hàm lượng xi măng; ở cùng một mức biến dạng, ứng suất và biến dạng tăng theo cấp áp lực; khi cấp áp lực nhỏ, mẫu có hiện tượng nở, tăng thể tích, hiện tượng này giảm dần và dừng hoàn toàn khi tăng dần cấp áp lực hông. Tại khoảng thời gian đầu của quá trình cắt, khi biến dạng còn nhỏ, hệ số ứng suất giảm mạnh khi biến dạng tăng, tuy nhiên, ngay sau đó hệ số ứng suất tăng tỷ lệ thuận với biến dạng cho đến khi mẫu phá hoại. Vật liệu GFM có góc ma sát trong ϕ’ ≅ (350 ÷ 380) tỷ lệ thuận với hàm lượng xi măng, là vật liệu rời nhưng lực dính có giá trị khá lớn c’ ≅ (15 ÷ 38) kPa cho thấy vật liệu GFM có sự khác biệt so với cát tự nhiên.

Từ khóa: Cát nhân tạo; vật liệu đắp dạng hạt (GFM); đặc tính kháng cắt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC