Công nghệ xử lý nền đất yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

  • TS ĐỖ THỊ MỸ DUNG
  • TS LÂM THANH QUANG KHẢI

Tóm tắt

TÓM TẮT:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có đất nền thường là các lớp trầm tích mềm yếu, có độ ẩm cao, có hàm lượng hữu cơ lớn. Đất yếu được hiểu là các loại đất có sức chống cắt nhỏ và tính biến dạng (ép lún) lớn, do vậy công trình xây dựng trên đất yếu, nếu không có các biện pháp xử lý thích hợp thường dễ bị mất ổn định toàn khối hoặc lún nhiều, lún kéo dài ảnh hưởng đến công trình bên trên và các công trình lân cận. Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất,...Bài báo này các tác giả trình bày một số công nghệ xử lý nền
đất yếu khu vực ĐBSCL, kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các đơn vị liên quan.

Từ khoá: Nền đất yếu; ĐBSCL; đặt tính cơ học; đất trầm tích; mô đun biến dạng,…

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-20
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC