Nghiên cứu kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng có khả năng thoát nước mặt theo hướng phát triển bền vững

  • Nguyễn Thị Hồng
  • Lê Thanh Hà
Từ khóa: Bê tông xi măng rỗng, Thoát nước mặt bền vững, Độ rỗng, Cường độ mưa, Hệ số thấm, Chiều dày kết cấu mặt đường

Tóm tắt

Sự thay thế bề mặt phủ tự nhiên thành bề mặt phủ nhân tạo ở các đô thị đã làm mất đi khả năng thấm và lưu giữ nước của các khu vực. Đây là nguyên nhân chính gây ra ngập lụt và ô nhiễm môi trường, suy giảm mực nước ngầm, tăng hiệu ứng đảo nhiệt v,v… cho các đô thị. Để khắc phục tình trạng đó, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thoát nước mặt bền vững trong đó có kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng có khả năng tăng cường thấm và lưu giữ nước mặt là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu lớp bề mặt bê tông xi măng có độ rỗng cao. Trong khi, khả năng thấm và lưu giữ nước mặt của kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng còn phụ thuộc nhiều vào lớp móng và lớp nền nằm liền kề dưới lớp bề mặt bê tông đó. Vì vậy, nghiên cứu này trình bày mô hình thiết kế toàn bộ kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng không những đảm bảo về cường độ chịu lực mà còn đảm bảo khả năng thấm và lưu giữ nước tốt. Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng trình bày công tác thử nghiệm ở ngoài hiện trường đối với loại kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng chịu tải trọng nhẹ (phương tiện lưu thông ≤ 2,5 tấn) để đánh giá mô hình thiết kế và đánh giá hiệu quả thoát nước của kết cấu mặt đường bê tông xi măng rỗng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-28
Chuyên mục
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC