Ảnh hưởng của việc tận dụng bùn thải thay thế một phần xi măng đến cường độ nén và độ hút nước của bê tông cường độ cao

  • Dương Ngọc Phi Long
  • Bùi Phương Trinh
  • Thịnh Nguyễn
  • Lưu Xuân Lộc
  • Vũ Đức Thắng
Từ khóa: Bê tông cường độ cao, Bùn thải, Cường độ nén, Độ hút nước, Độ sụt

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của việc tận dụng bùn thải từ nhà máy cấp nước Thủ Đức đến các tính chất kỹ thuật của bê tông cường độ cao, bao gồm độ sụt, cường độ nén, độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở. Hàm lượng bùn thay thế xi măng dùng trong nghiên cứu lần lượt là 0%, 5%, 10%, 15% và 20% theo khối lượng. Mục tiêu là chế tạo bê tông đối chứng không sử dụng bùn với cường độ nén thiết kế ở 28 ngày tuổi đạt 70 MPa và duy trì độ sụt đối với tất cả cấp phối là 14 ± 2 cm. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cường độ nén ở 28 ngày tuổi của bê tông đối chứng đạt cường độ thiết kế, trong khi bê tông với hàm lượng bùn thay thế 5%, 10% và 15% có cường độ nén trên 60 MPa, đạt chỉ tiêu về bê tông cường độ cao. Hàm lượng bùn càng tăng, độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở của bê tông càng tăng. Cường độ nén của bê tông tỉ lệ nghịch với độ hút nước và thể tích lỗ rỗng hở ở 28 ngày tuổi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-28
Chuyên mục
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC