ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH GIÚP GIẢM ÁP LỰC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH AN GIANG

  • Hiền Nguyễn Thị
Từ khóa: trường học thông minh; trung học phổ thông; áp lực của giáo viên; ứng dụng mô hình; chuyển đổi số trong giáo dục; tỉnh An Giang

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và áp dụng phương pháp định tính, định lượng thực hiện các câu hỏi nghiên cứu: “Trường học thông minh là gì”; “Những áp lực mà giáo viên ở trường trung học phổ thông gặp phải trong hoạt động dạy học”, “Giải pháp ứng dụng mô hình trường học thông minh là gì”. Nghiên cứu đã khảo sát, phân tích ý kiến, quan điểm của lãnh đạo, giáo viên và học sinh ở trường trung học phổ thông tỉnh An Giang để đánh giá thực trạng áp lực và giải pháp giảm áp lực cho giáo viên. Kết quả thí điểm ứng dụng mô hình trường học thông minh tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền và Trường Trung học Phổ thông Vĩnh Trạch, tỉnh An Giang cho thấy mô hình phát huy hiệu quả trong việc: Giảm chi phí hoạt động và hỗ trợ tương tác cho giáo viên, học sinh, giúp việc dạy và học trở nên thú vị, nhanh chóng và dễ dàng tra cứu thông tin, giảm áp lực cho giáo viên, giúp giáo viên tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, công tác dạy học với sáng tạo cho những bài giảng hấp dẫn. Kết quả thí điểm cũng chứng minh tính khả thi cao cho phép triển khai mô hình toàn tỉnh An Giang. Cần xây dựng nguồn nhân lực làm nội dung cốt lõi, kết hợp xây dựng hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động dạy học để nhân rộng mô hình

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-13
Chuyên mục
KHOA HỌC GIÁO DỤC