MÔ HÌNH OODA VÀ VIỆC PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19

  • Duyên Nguyễn Thị Thùy
Từ khóa: đại dịch COVID-19; khả năng thích ứng; OODA; giảng viên; thay đổi

Tóm tắt

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động khác nhau của xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trước tác động của đại dịch, các trường đại học, các cơ sở giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có những chiến lược thích ứng hiệu quả, nhằm vượt qua đại dịch, đảm bảo hoạt động dạy và học không bị gián đoạn. Bài viết này tiếp cận mô hình OODA để phân tích khả năng thích ứng của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu sẵn có để làm cơ sở lý luận cho mô hình thích ứng của giảng viên dưới tác động đại dịch COVID-19 cũng như giai đoạn mới hiện nay

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-12
Chuyên mục
KHOA HỌC VÀ CUỘC SỐNG