QUAN ĐIỂM CỦA THOMAS HOBBES VỀ QUYỀN VÀ LUẬT TRONG TÁC PHẨM “LEVIATHAN” – NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

  • Tươi Trần Thị
Từ khóa: Thuyết Khế ước xã hội; quyền; luật; đấng tối thượng

Tóm tắt

Vấn đề “quyền” và “luật”, mối quan hệ giữa hai phạm trù này là một phần nội dung thuyết Khế ước xã hội, do Thomas Hobbes (1588–1679)  – một trong ba đại biểu lớn của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh thế kỷ XVII, người “hệ thống hóa chủ nghĩa duy vật của F. Bacon” [1, tr.196] khởi xướng. Thuyết Khế ước xã hội (Social Contract) nói về nguồn gốc của nhà nước, theo đó nhà nước ra đời như kết quả thỏa thuận của con người chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, hay nhà nước. Bối cảnh chính trị nước Anh thời kỳ nội chiến sau cách mạng tư sản 1642 đã dẫn T. Hobbes đến quan niệm rằng, trong quá trình chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, để khắc phục tình trạng “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” mỗi cá nhân cần hạn chế quyền của mình, tự nguyện trao toàn bộ quyền cho đấng tối thượng nhằm đảm bảo sự hòa bình, ổn định và an ninh. Luật thay thế quyền trên nhiều phương diện, quyền được hiến định trên cơ sở nhận thức và tuân thủ luật, “một nền hòa bình tồi vẫn tốt hơn chiến tranh”. Quan điểm này gây nhiều tranh cãi, song đã để lại những bài học lịch sử đáng ghi nhận đối với thời đại hiện nay

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-24
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI