ĐÁNH GIÁ ĐỘ THUẦN 10 DÒNG DƯA LEO ĐƠN TÍNH CÁI BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ SSR VÀ ĐỒNG RUỘNG

  • Cường Đoàn Hữu
Từ khóa: chỉ thị SSR; dưa leo; độ thuần; nhà màng

Tóm tắt

Dưa leo đơn tính cái là loại rau ăn quả thích hợp trồng trong nhà màng. Qua chọn lọc phả hệ [1, tr.127]  từ các giống F1 nhập nội, các dòng dưa leo được chọn lọc [2, tr.30-32] và làm thuần bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức [3, tr.132] đến thế hệ thứ bảy, mười dòng ưu tú nhất (đa dạng về kiểu hình như màu vỏ quả, chiều dài quả, khối lượng quả và năng suất) được chọn để tiến hành đánh giá độ đồng nhất dựa trên chỉ thị phân tử SSR và khảo nghiệm đồng ruộng [2, tr.194-195]. Sử dụng 7 chỉ thị SSR để phân tích độ thuần của 10 dòng (mỗi dòng 10 cá thể). Kết quả ly trích DNA tổng số cho thấy nồng độ DNA nằm trong khoảng 101,2-614,8 ng/µl đảm bảo để thực hiện các bước tiếp theo. Phân tích độ đồng nhất di truyền của 10 dòng dưa leo cho thấy mức độ đồng nhất đạt từ 84-100%. Dòng DL4482 và DL4671 có mức độ tương đồng đạt 100%; các dòng DL4456, 4504, 4412, 4419 và 4442 có mức độ tương đồng của các cá thể trong cùng một dòng trên 90%; ba dòng DL4474, 4399 và 4422 có độ tương đồng nhỏ hơn 90%. Khối lượng quả các dòng từ 44,0-144,3g, năng suất quả của các dòng từ 33,8-39,0 tấn/ha. Từ kết quả phân tích đặc điểm hình thái và di truyền cho thấy một số dòng cho mức độ thuần khá cao có thể sử dụng để lai tạo

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-22
Chuyên mục
Y TẾ CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC