CHỦ NGHĨA TAM DÂN TÔN TRUNG SƠN VÀ BƯỚC CHUYỂN CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

  • Thạch Đinh Ngọc
Từ khóa: Tôn Trung Sơn; chủ nghĩa Tam dân; Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; chủ nghĩa Mác-Lê-nin

Tóm tắt

Chủ nghĩa Tam dân được xác lập vào năm 1905, được xem là cương lĩnh cách mạng của Tôn Trung Sơn (1866-1925) với nguyên tắc “Dân tộc độc lập – dân quyền tự do – dân sinh hạnh phúc”. Chủ thuyết đó của ông nhanh chóng phổ biến khắp cả nước, tạo nên hiệu ứng chính trị chưa từng có vào đầu thế kỷ XX và thu hút hàng vạn thanh niên bước vào con đường đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng nền cộng hòa dân chủ với những tiêu chí vừa mang tính phổ biến của nhân loại, vừa thể hiện sâu sắc “chủ nghĩa quốc tộc” kiểu Trung Quốc. Các nhà yêu nước Việt Nam tiếp thu nhiều dòng tư tưởng tiến bộ, trong đó có chủ nghĩa Tam dân, cũng như cương lĩnh của Quốc Dân Đảng do Tôn Trung Sơn soạn thảo, nhận thấy ở đó nhiều điểm phù hợp, có thể tiếp thu, vận dụng vào điều kiện Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-22
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI