NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ HƯƠNG THẢO (Rosmarinus officinalis L.)

  • Hiền Phan Phước
Từ khóa: Rosmarinus officinalis L.; phenolic tổng; DPPH

Tóm tắt

Cây hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) được sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược truyền thống bởi chúng có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong bài viết, ảnh hưởng của các điều kiện tách chiết gồm nồng độ ethanol, nhiệt độ, tốc độ khuấy, số lần trích ly, thời gian trích ly, tỷ lệ mẫu/dung môi lên hàm lượng phenolic tổng của dịch chiết từ hương thảo được khảo sát để tìm ra điều kiện chiết tốt nhất. Khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết thu được cũng được xác định. Kết quả cho thấy, khi thay đổi điều kiện chiết, hàm lượng phenolic tổng sẽ khác nhau. Điều kiện thích hợp để thu được hàm lượng phenolic tổng cao nhất là nồng độ dung môi 50%, tỷ lệ mẫu/dung môi là 1/80 và tốc độ khuấy 200 vòng/phút, thời gian 30 phút, nhiệt độ 60°C, số lần trích ly 3 lần. Khả năng ức chế hoạt động của gốc tự do DPPH được đánh giá bằng giá trị IC50 là 147,5 (µg/ml). Từ kết quả này có thể thấy dịch chiết thu được từ Rosmarinus officinalis L. có chứa các chất phenolic có khả năng kháng oxy hóa cao khi sử dụng điều kiện chiết thích hợp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
CÔNG NGHỆ SINH HỌC