Đặc điểm thủy địa hóa và thành phần đồng vị bền d2H và d18O trong nghiên cứu xâm nhập mặn các tầng chứa nước lỗ hổng khu vực ven biển Thành phố Đà Nẵng

  • Nguyễn Bách Thảo
  • Đặng Đức Nhận
  • Đào Đức Bằng
Từ khóa: Nguồn gốc, Nước dưới đất, Thành phần đồng vị bền, Thủy địa hóa, Ven biển thành phố Đà Nẵng.

Tóm tắt

Tình hình diễn biến xâm nhập mặn nước dưới đất khu vực thành phố Đà Nẵng chịu tác động rất lớn bởi công tác quy hoạch đô thị và khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Bài báo đưa ra các số liệu nghiên cứu về đặc điểm thủy địa hóa và thành phần đồng vị bền δ2H và δ18O từ đó xác định nguồn gốc của nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất. Mối quan hệ giữa δ2H và δ18O cho thấy nước vào mùa mưa, dưới đất các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng có thành phần đồng vị tương đồng với nước khí tượng khu vực và không có pha trộn với nước biển, nguồn bổ cập chính cho tầng chứa nước là nước mưa. Mùa khô, δ 18O trong nước bị cạn kiệt nhưng δ 2H lại có xu hướng được làm giàu do nguồn bổ cập cho nước dưới đất từ các tầng chứa nước ven rìa có cao độ tuyệt đối mực nước lớn hơn, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng bởi quá trình trao đổi sinh học với nước rỉ thải. Nước mặn trong tầng này có xu hướng được rửa mặn bởi nước mưa dẫn đến hiện tượng nhạt hóa và diện tích nước mặn trong tầng chứa nước đang dần thu hẹp. Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng phương án khai thác nước dưới đất hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đồng thời kiểm soát xâm nhập mặn cho nước dưới đất

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-18
Chuyên mục
Bài viết