Tuổi đồng vị U-Pb zircon các thành tạo magma xâm nhập phía bắc mỏ Pác Lạng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và mối liên quan với quặng hóa vàng - thạch anh - sulfua

  • Nguyễn Văn Đạt
  • Quách Đức Tín
  • Phạm Đức Lương
  • Phạm Trung Hiếu
  • Tạ Đình Tùng
Từ khóa: Đồng vị U-Pb, Zircon, Thành tạo xâm nhập, Quặng vàng - thạch anh - sulfua, Ngân Sơn, Bắc Kạn

Tóm tắt

Quá trình khảo sát địa chất cho thấy khu vực mỏ vàng Pác Lạng được khống chế bởi các thể magma xâm nhập dài khoảng 1200 m, rộng 150÷200 m, được kéo dài theo phương á vĩ tuyến dọc đường tỉnh lộ ĐT209. Thể magma gồm 02 pha xâm nhập với pha 1 là gabrodiabas và pha 2 là porphyr granitic. Theo tài liệu đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bằng Khẩu - Yên Lạc chúng được xếp vào phức hệ Bản Siên có thành phần gồm gabro, gabrodiabas, tuổi Devon muộn. Kết quả phân tích tuổi đồng vị U-Pb trên khoáng vật zircon bằng phương pháp LA-ICP-MS cho mẫu PL.2057 (porphyr granitic) dao động trong khoảng 250÷270 Tr.n, trung bình 253,5±2,3 Tr.n và mẫu PL.2070 (đá gabrodiabas) dao động trong khoảng 250÷257 Tr.n, trung bình 253,3±3,1 Tr.n. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi thành tạo của các thể magma xâm nhập trẻ hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Chúng khá tương đồng với kết quả định tuổi của các khối mgama xâm nhập trong rift nội lục Sông Hiến ở các công trình nghiên cứu trước. Vì vậy, có thể xếp các thành tạo xâm nhập này vào tổ hợp siêu mafic - mafic - felsic trong rift nội lục Sông Hiến mà cụ thể là phức hệ Cao Bằng, tuổi Permi muộn - Trias sớm (P3-T1). Trên cơ sở các kiểu biến đổi nhiệt dịch đặc biệt là biến chất sừng khu vực Khâu Liêu cùng với quy luật phân bố, phát triển quặng hóa quặng vàng - thạch anh - sulfua khu mỏ Pác Lạng có thể dự báo quặng vàng ở đây liên quan nguồn gốc với thể magma xâm nhập ẩn, thành phần axit của phức hệ Cao Bằng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-10
Chuyên mục
Bài viết