Đánh giá độ chính xác mô hình số bề mặt mỏ lộ thiên thành lập từ dữ liệu máy bay không người lái có định vị tâm chụp ảnh bằng công nghệ đo động xử lý sau

  • Nguyễn Quốc Long
Từ khóa: Điểm khống chế mặt đất,Máy bay không người lái,Mỏ lộ thiên,Mô hình số bề mặt

Tóm tắt

Để đánh giá độ chính xác mô hình số bề mặt (DSM) mỏ lộ thiên thành lập từ dữ liệu máy bay không người lái có định vị tâm chụp ảnh bằng công nghệ định vị vệ tinh động xử lý sau (UAV/PPK), nghiên cứu này đã tiến hành xây dựng mô hình DSM mỏ than Đèo Nai với 2 trường hợp: (1) chỉ sử dụng ảnh chụp từ UAV/PPK và (2) sử dụng ảnh chụp từ UAV/PPK kết hợp với các điểm khống chế mặt đất (GCP). Các DSM được đánh giá độ chính xác bằng 2 phương pháp là so sánh các điểm trên DSM với các điểm kiểm tra (CP) tương ứng trên bề mặt mỏ và so sánh toàn bộ DSM được tạo ra với DSM thành lập bằng máy toàn đạc điện tử. Kết quả nhận được cho thấy: nếu sử dụng CP, trường hợp 1 cho sai số về mặt bằng là 6,8 cm và độ cao là 34,3 cm. Trường hợp 2 khi kết hợp với 2 điểm khống chế ảnh trở lên thì sai số cả mặt bằng và độ cao đạt cỡ cen-ti-mét (4,5 cm và 4,7 cm); nếu sử dụng cách đánh giá thứ 2 là so sánh trực tiếp DSM từ UAV với DSM do mỏ than Đèo Nai thành lập bằng máy toàn đạc điện tử thì cũng cho độ chính xác tương đồng với trường hợp 2.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-02
Chuyên mục
Bài viết