Đặc điểm địa mạo khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông

  • Đặng Văn Bát
  • Ngô Thị Kim Chi
  • Phan Văn Bình
  • Nguyễn Hữu Hiệp
  • Bùi Vinh Hậu
  • Bùi ThịThu Hiền
Từ khóa: Biển Đông,Đặc điểm địa mạo

Tóm tắt

Đặc điểm địa mạo tây nam trũng sâu Biển Đông, được các tác giả làm sáng tỏ trên cơ sở phân chia ra các bề mặt đồng nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông có 16 đơn vị địa mạo, bao gồm: Bề mặt nằm ngang, hơi nghiêng, tích tụ thềm lục địa, độ sâu 200÷300 m; Bề mặt hơi nghiêng lượn sóng tích tụ thềm ngoài lục địa, độ sâu 300÷700 m; Bề mặt nằm ngang, mài mòn, độ sâu 500÷700 m (Gaiot); Bề mặt nằm ngang mài mòn (Gaiot), độ sâu 1.300÷1.600 m; Bề mặt nằm ngang mài mòn (Gaiot), độ sâu -2.000 m; Bề mặt đỉnh núi lửa cổ phân bố trên các độ sâu khác nhau; Bề mặt núi lửa trẻ, độ sâu 1.200÷3.000 m; Bề mặt đồng bằng lượn sóng, tích tụ, chân lục địa, độ sâu 1.100÷1.800 m; Bề mặt đồng bằng vận chuyển - tích tụ thoải đều, độ sâu 1.100÷2.300 m; Bề mặt đồng bằng thoải đều vận chuyển tích tụ, độ sâu 2.300÷3.000 m; Bề mặt đồng bằng bị phân dị bởi các đồi núi ngầm phía bắc, độ sâu 2.000÷2.600 m; Bề mặt đồng bằng bị chia cắt mạnh của các dãy núi ngầm, độ sâu 1.700÷2.600 m; Bề mặt trũng sâu tách giãn; Bề mặt sườn dốc kiến tạo, sườn lục địa, độ sâu 800÷1.400 m; Bề mặt sườn dốc của dãy núi ngầm tây bắc, độ sâu 1.800÷2.600 m; Bề mặt sườn dốc của dãy núi ngầm đông nam, độ sâu 2.000÷2.900 m. Dựa trên các đặc điểm địa mạo kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và phân tích mẫu của khu vực nghiên cứu, các tác giả chỉ ra những khu vực có triển vọng kết hạch, kết vỏ Fe - Mn, cụ thể là: các Gaiot, bề mặt núi lửa trẻ có triển vọng về vỏ Fe - Mn, còn trũng sâu tách giãn là có khả năng tích tụ kết hạch Fe - Mn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-01
Chuyên mục
Bài viết