Tuổi đồng vị U - Pb zircon trong các đá gabbro và plagiogranit khu Hiệp Đức, Quảng Nam: ý nghĩa địa chất của chúng

  • Ngô Xuân Thành
  • Bùi Vinh Hậu
  • Trần Thanh Hải
  • Phan Văn Bình
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Từ khóa: Kon Tum,Magma Cambri,Plagiogranit,Tuổi U - Pb.

Tóm tắt

Các thành tạo magma gabbro và plagiogranit thuộc phức hệ Ngọc Hồi và Điệng Bông, phân bố chủ yếu ở phần phía bắc của địa khối Kon Tum và trước đây chúng được coi là một phần của tổ hợp ophiolit Tam Kỳ - Phước Sơn. Trong nghiên cứu này, 02 mẫu gabbro và plagiogranit được lấy ở khu vực Hiệp Đức. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thạch học cho thấy các đá phiến hóa khá mạnh và bị biến chất yếu, quá trình phiến hóa xảy ra sau quá trình kết tinh của các đá. Kết quả nghiên cứu tuổi U - Pb zircon xác định tuổi hình thành của các đá gabbro là 497,7±1,4 triệu năm (Tr.n) tương đồng với tuổi đá plagiogranit là 498,0±1,3 Tr.n. Đối sánh với các kết quả nghiên cứu khu vực rìa bắc địa khối Kon Tum và Lào cho thấy loạt magma kiểu cung đảo hình thành trong giai đoạn Cambri muộn có thể kéo dài từ rìa bắc địa khối Kon Tum sang phần đông bắc Lào. Các kết quả nghiên cứu khu vực rìa bắc địa khối Kon Tum cũng khẳng định sự tồn tại hai kiểu magma trong khu vực: Magma kiểu hút chìm cung đảo và magma kiểu ophiolit.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-01
Chuyên mục
Bài viết