Xác định hàm lượng acid gallic và acid caffeic trong hai loài thuộc chi Balanophora J. R. & G. Forst bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

  • Nguyễn Thanh Tùng
  • Dương Phương Lan
  • Lê Thị Thảo
  • Nguyễn Viết Thân

Tóm tắt

Các hợp chất phenolic là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp của thực vật, thể hiện một số tính chất như chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn. Chi Dó đất (Balanophora J. R. & G. Forst.) với khoảng 19 loài là một chi thực vật thuộc họ Dó đất (Balanophoraceae), được biết đến là một nguồn rất giàu acid gallic và một số hợp chất phenylpropanoid. Hou Qin-Yun và CS. đã tiến hành định lượng một số hợp chất bao gồm acid gallic, acid caffeic, acid p-coumaric trong một số loài thuộc chi Balanophora J. R. & G. Forst. sử dụng HPLC-DAD-MS/MS. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng polyphenol toàn phần trong các mẫu của hai loài thuộc chi Balanophora ở Việt Nam bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV-VIS sử dụng thuốc thử Folin – Ciocalteu và xác định hàm lượng hai hợp chất acid gallic, acid caffeic trong các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC). Phương pháp HPTLC được sử dụng bởi các ưu điểm như tính đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả cũng như cho phép định lượng nhiều mẫu trong cùng một lần triển khai. Phương pháp được thẩm định về khoảng tuyến tính, tính đặc hiệu/chọn lọc cũng như giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng cho kết quả có độ tin cậy.

Nguyên liệu

Nguyên liệu nghiên cứu là 3 mẫu gồm toàn cây mang hoa thuộc chi Balanophora J. R. & G. Forst.

Phương pháp nghiên cứu

- Chuẩn bị mẫu thử

- Định lượng polyphenol toàn phần

- Xác định hàm lượng một số hợp chất bằng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

Kết luận

            Nghiên cứu đã tiến hành xác định hàm lượng polyphenol toàn phần trong một số mẫu của các loài Balanophora ở Việt Nam. Kết quả cho thấy mẫu B. tobiracola có hàm lượng polyphenol toàn phần cao nhất trong các mẫu nghiên cứu (173,22 mg GAE/g dược liệu). Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp HPTLC để xác định hàm lượng acid gallic và acid caffeic trong các mẫu nghiên cứu cho thấy B. fungosa var. globosa thu hái tại Lâm Đồng có hàm lượng acid gallic cao nhất (3,76 mg/g dược liệu), B. tobiracola có hàm lượng acid caffeic cao nhất (1,32 mg/g dược liệu). Phương pháp sử dụng đã được thẩm định về khoảng tuyến tính và tính đặc hiệu/chọn lọc cũng như giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng cho kết quả có độ tin cậy.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT