Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng apigenin-7-glucosid trong liposomes và gel điều chế từ cao dương cam cúc bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao

  • Trần Thị Thu Hiền
  • Trần Văn Thành
  • Võ Thị Bạch Huệ

Tóm tắt

Dương cam cúc (DCC) từ lâu đã được sử dụng như một cây thuốc với nhiều tác dụng như: kháng viêm, giảm đau, an thần, kháng khuẩn, chống dị ứng. Liposomes (LPS) có cấu trúc phospholipid giống với màng sinh học của cơ thể sống, do vậy có tính an toàn cao; khi dùng bôi ngoài da làm tăng đáng kể lượng thuốc hấp thu và duy trì tác động lâu hơn nhờ ái lực của liposomes với lớp thượng bì. Tuy nhiên, sản phẩm liposomes do Việt Nam sản xuất rất ít.

Thực hiện đề tài “Bào chế gel liposomes – dương cam cúc dưới dạng mỹ phẩm dùng trên da bị viêm và dị ứng” với định hướng apigenin-7-glucosid (A7G) là thành phần có hoạt tính được BP, EP và USP chọn là chất đánh dấu để định lượng cao DCC. Do vậy, việc định lượng A7G trong liposomes và gel LPS – DCC là điều kiện cần thiết. Vì vậy, đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:

- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng A7G trong phức hợp LPS – DCC.

- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng A7G trong thành phẩm gel điều chế từ phức hợp LPS – DCC bằng phương pháp HPLC.

Đối tượng nghiên cứu

Phức hợp LPS – DCC, gel LPS – DCC (BM Bào chế – ĐH. Y Dược TP. Hồ Chí Minh).

Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng điều kiện xử lý mẫu để định lượng A7G trong phức hợp LPS - DCC

- Xây dựng điều kiện xử lý mẫu để định lượng A7G trong thành phẩm gel

Kết luận

Đề tài đã khảo sát được quy trình xử lý mẫu LPS-DCC và thành phẩm gel để định lượng hoạt chất A7G bằng phương pháp HPLC. Quy trình định lượng A7G trong phức hợp LPS – DCC và gel LPS – DCC được thẩm định theo hướng dẫn của ICH và đều đạt các chỉ tiêu thẩm định về tính phù hợp hệ thống, tính chọn lọc, khoảng tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-29
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT