Phân lập và đánh giá độc tính tế bào các hợp chất coumarin từ vỏ thân cây quách (Limonia acidissima Groff, Rutaceae)

  • Nguyễn Minh Tú
  • Nguyễn Lê Thanh Tuyền
  • Đỗ Thị Hồng Tươi
  • Trần Thị Vân Anh

Tóm tắt

Cây quách (Limonia acidissima Groff, Rutaceae) phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới Châu Á. Trong Y học dân gian, các bộ phận cây quách được sử dụng điều trị và hỗ trợ các bệnh táo bón, kiết lỵ, ho mạn tính, hen suyễn, viêm nướu răng, tác dụng lên khối u, viêm mắt và bệnh huyết trắng, kích thích tiêu hóa,... Ở Việt Nam, cây quách mọc nhiều ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Vĩnh Long,... Một số nghiên cứu trong nước được tiến hành trên quả quách vì quả được dùng như thực phẩm và có giá trị chữa bệnh. Mặc dù các bộ phận khác của quách cũng được sử dụng làm thuốc nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng độc tế bào ung thư của cao chiết dược liệu, cao dicloromethan từ thân quách thể hiện tác dụng tốt trên hai dòng tế bào ung thư cơ vân (RD-A) và dòng tế bào ung thư vú (MDA-MB-231). Do đó, đề tài này tiến hành phân lập các hợp chất từ cao chiết vỏ thân cây quách và đánh giá hoạt tính các hợp chất phân lập.

Nguyên liệu

Vỏ thân cây quách được thu hái tại xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh vào tháng 4 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chiết xuất và phân lập. Xác định cấu trúc các chất phân lập.

- Khảo sát tác động lên sự tăng trưởng tế bào của các coumarin phân lập.

Kết luận

Các hợp chất coumarin với cấu trúc khác nhau là thành phần chính trong vỏ thân cây quách (L. assidisima). 4 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc gồm aurapten (1), xanthyletin (2), xanthotoxin (3) và isopimpinellin (4). Aurapten (1) thể hiện tác dụng độc tế bào tốt nhất trên 2 dòng tế bào ung thư cơ vân (RD-A) và tế bào ung thư vú (MDA-MB-231) với IC50 lần lượt là 25,97 và 21,37 µM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-27
Chuyên mục
BÀI BÁO