Khảo sát độc tính cấp và bán trường diễn đường uống trên chuột nhắt của viên nang cứng, viên nang mềm ngải trắng

  • Từ Nhật Quang
  • Trần Đức Lương
  • Nguyễn Đức Hạnh
  • Huỳnh Thanh Tuấn
  • Nguyễn Lê Thanh Tuyền
  • Nguyễn Thị Kim Oanh
  • Đỗ Thị Hồng Tươi

Tóm tắt

Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb.) phân bố chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, ngải trắng được trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi để làm thuốc. Ngải trắng được thông báo về tác dụng kháng khối u, kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, làm lành vết thương. Trong đề tài "Nghiên cứu qui trình sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư từ cao chiết củ từ cây ngải trắng (hay còn gọi là nghệ trắng) (Curcuma aromatica) phân bố tại tỉnh An Giang" được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt, nhóm nghiên cứu đã sản xuất viên nang cứng và viên nang mềm chứa cao chiết ngải trắng. Đề tài này khảo sát độc tính cấp, độc tính bán trường diễn đường uống của viên nang cứng và viên nang mềm ngải trắng nhằm cung cấp cơ sở khoa học về tính an toàn của sản phẩm.

Đối tượng

- Mẫu thử: Viên nang cứng chứa 1 g cao trong 1,086 g bột thuốc và viên nang mềm chứa 1 g cao trong 2,3 g dịch thuốc.

- Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino đực và cái, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 18 - 22 g do Viện Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang cung cấp.

Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát độc tính cấp đường uống

- Khảo sát độc tính bán trường diễn

- Xử lý kết quả và phân tích thống kê.

Kết luận

Viên nang mềm và viên nang cứng ngải trắng không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt với liều lần lượt là 20,03 g/kg và 19,97 g/kg. Việc cho uống viên nang cứng liều 50 mg/kg và 100 mg/kg hoặc viên nang mềm liều 110 mg/kg và 220 mg/kg trong 60 ngày liên tiếp không ảnh hưởng đến thể trọng lượng cơ thể, chức năng tạo máu và chức năng gan, thận của chuột thử nghiệm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-25
Chuyên mục
BÀI BÁO