Các hợp chất phenolic được phân lập từ lá cây bạch hạc Rhinacanthus nasutus (L.) Lindau

  • Trần Minh Ngọc
  • Nguyễn Thị Thanh Phương
  • Triệu Duy Điệt

Tóm tắt

Cây bạch hạc có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Lindau thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền Việt Nam với tên uy linh tiên để chữa phong tê thấp, nhức gân xương, viêm khớp, hắc lào, chốc lở, ngứa, eczema mãn tính. Ngoài ra còn dùng trong chữa ho, lao phổi, sơ nhiễm, viêm phế quản cấp và mãn tính, huyết áp cao. Rễ để kích dục, lá chống giun sán, ký sinh trùng. Bạch hạc được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học gồm có các nhóm hợp chất naphthaquinon, phenyl propanoid, phenolic và triterpen. Những kết quả đánh giá tác dược lý cho thấy bạch hạc có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm, ứch chế sự phát triển tế bào ung thư, ứch chế sự phát triển khối u, chống oxy hóa, chống tiểu đường, chống virus ....Trong nghiên cứu này, công bố kết quả nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của mốt số hợp chất phenolic từ lá cây bạch hạc thu hái tại Hà Nội, Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu cành lá cây bạch hạc được thu hái vào tháng 8/2014 tại Long Biên, Hà Nội. Mẫu cành lá cây bạch hạc được thu lại lần 2 vào 8/2018 và được Ths. Nguyễn Văn Hiếu, Khoa Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu giám định tên khoa học;

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân lập: Sử dụng sắc ký lớp mỏng (TLC) và Sắc ký cột (CC).

- Phương pháp xác định cấu trúc: Sử dụng các phổ: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS):

     - Chiết xuất và phân lập: Mẫu lá cây bạch hạc sau khi thu, phơi khô, nghiền nhỏ được chiết hồi lưu trong methanol và cô quay đuổi dung môi dưới áp suất giảm, thu được cặn chiết methanol.

Kết luận

Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp phổ, đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 5 hợp chất từ là cây bạch hạc: acid trans o-coumaric (RNL1) acid 3-(2-hydroxyphenyl) propanoic (RNL2), 3,4-dimethoxyphenyl-1-O-β-D-apiofuranosyl(1→2)-β-D-glucopyranosid (RNL3), 3,4,5-trimethoxyphenyl-1-O-β-D-apiofuranosyl(1→2)-β-D-glucopyranosid (RNL4) và benzyl-O-β-D-apiofuranosyl(1→2)-β-D-glucopyranosid (RNL5). Theo tra cứu tài liệu trên scifinder, cả 5 hợp chất đều lần đầu tiên phân lập được từ chi Rhinacanthus.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-05
Chuyên mục
BÀI BÁO