Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và giảm đau của viên nang cứng Tam diêu gia vị trên thực nghiệm

  • Tạ Đăng Quang
  • Phạm Văn Trịnh
  • Phạm Thị Vân Anh
  • Nguyễn Thùy Dương
  • Phùng Hòa Bình
  • Trần Việt Hùng

Tóm tắt

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa có đặc điểm chính là tăng acid uric, bệnh chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh có tỉ lệ mắc ngày càng tăng, tỉ lệ mắc bệnh tại một số quốc gia là: Mỹ (3,9 % năm 2008), Anh và Đức (1,4 % trong giai đoạn 2000 - 2005), Úc (9,7 % năm 2002), Trung Quốc (1,1 % giai đoạn 2000 - 2014). Với mong muốn từng bước hiện đại hóa và phát huy thế mạnh của thuốc Y học cổ truyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu viên nang cứng Tam diệu gia vị (TDGV) từ bài thuốc tam diệu thang gia thêm một số vị thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau hạ acid uric máu. Để góp phần xác định cơ sở tác dụng dược lý của sản phẩm này, giúp cho việc triển khai nghiên cứu trên lâm sàng cũng như áp dụng rộng rãi trên thị trường, tiến hành nghiên cứu với hai mục tiêu: (1) Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và tác dụng tăng thải acid uric qua nước tiểu của viên nang cứng TDGV trên thực nghiệm và (2): Nghiên cứu tác dụng giảm đau của viên nang cứng TDGV trên thực nghiệm.

Nguyên vật liệu

            Viên nang cứng Tam diệu gia vị: 500 mg; Thành phần: Hoàng bá , thương truật 100 mg, ngưu tất  40 mg, dây đau xương 100 mg, thiên niên kiện 40 mg, trử ma diệp 40mg, quế chi 40 mg, râu ngô 40 mg (các dược liệu ở dạng cao khô); Tá dược vừa đủ 1 viên. Nơi sản xuất: Công ty CP Dược TW Mediplantex

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu

+ Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro

+ Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu

+ Thử tác dụng tăng thải acid uric qua nước tiểu

+ Thử tác dụng giảm đau

+ Xử lý số liệu

Kết luận

Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và giảm đau của viên nang cứng Tam diệu gia vị trên thực nghiệm cho thấy chế phẩm có tác dụng hạ acid uric máu và giảm đau trên thực nghiệm. Ở cả hai mức liều nghiên cứu (0,72 g/kg và 2,16 g/kg), chế phẩm có tác dụng giảm acid uric trên mô hình gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat ở chuột nhắt trắng. Ở cả hai mức liều nghiên cứu, chế phẩm đều không làm tăng thải acid uric qua nước tiểu. Ở cả hai mức liều nghiên cứu, chế phẩm chưa thể hiện tác dụng giảm đau khi đánh giá theo phương pháp mâm nóng. Và cuối cùng, ở cả hai mức liều nghiên cứuh, chế phẩm đều có tác dụng giảm đau khi đánh giá theo phương pháp dùng máy đo áp lực và gây quặn đau bằng acid acetic.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-20
Chuyên mục
BÀI BÁO