Khảo sát độc tính đường uống và tác động tăng lực trên chuột nhắt của cao chiết từ rễ tóc sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

  • Tiết Mỹ Duyên
  • Trương Quốc Tuấn
  • Nguyễn Thị Mỹ Nguyên
  • Lê Thị Hồng Vân
  • Dương Hoa Xô
  • Hà Thị Loan
  • Nguyễn Lê Thanh Tuyền
  • Nguyễn Thị Kim Oanh
  • Đỗ Thị Hồng Tươi

Tóm tắt

Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae) được phát hiện năm 1973 tại vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Nguyễn Thượng Dong và CS. (2007) đã phân lập được 52 saponin từ sâm Ngọc Linh (NL). Theo đó, Hà Thị Loan và CS. đã nuôi cấy thành công rễ tóc sâm NL bằng phương pháp chuyển gen rol nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes và nghiên cứu nhân nhanh sinh khối trên hệ thống bioreactor tạo khối lượng lớn, hiệu quả cao. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, đề tài khảo sát độc tính đường uống và tác động tăng lực trên chuột nhắt của cao chiết từ rễ tóc sâm NL (Panax vietnamensis Ha et Grushv.).

Nguyên liệu

- Cao thử: Cao đặc chiết từ rễ tóc sâm Ngọc Linh bằng phương pháp đun hồi lưu trực tiếp với dung môi cồn 80 % ở 80 oC. Cao có màu nâu đen sậm, mùi thơm đặc trưng của dược liệu do Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh cung cấp.

- Hóa chất: Pharmaton; cồn 96 %, formalin, NaCl 0,9 %.

- Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino đực và cái, 5-6 tuần tuổi, 18 - 22 g.

Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát độc tính cấp đường uống

- Khảo sát tác động tăng lực trên chuột nhắt

- Khảo sát độc tính bán trường diễn

       - Xử lý kết quả và phân tích thống kê

Kết luận

Cao rễ tóc sâm NL không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt ở liều 20 g/kg. Cao thử liều 100 và 200 mg/kg thể hiện tác động tăng lực trong thử nghiệm chuột bơi gắng sức. Cho chuột uống cao liều 100 và 200 mg/kg trong 28, 60, 90 ngày liên tục không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-03-20
Chuyên mục
BÀI BÁO