Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và độc tính cấp của chế phẩm viên nang khổ qua rừng

  • Nguyễn Thị Mai
  • Trần Anh Vũ
  • Cao Thị Cẩm Tú
  • Hoàng Thái Phượng Các

Tóm tắt

Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh lý mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh như đột quị, các biến chứng tim mạch, suy thận hay gây hoại tử chi ... Khi mắc bệnh này, bệnh nhân phải dùng thuốc lâu dài và chịu nhiều biến chứng do thuốc. Vì vậy, việc tìm kiếm các thuốc từ dược liệu trong nước để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường là một việc làm cần thiết. Dược liệu khổ qua rừng đã được người dân sử dụng từ rất lâu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường và cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của dược liệu này.

Cao đặc quả khổ qua rừng cải thiện độ tan trong nước đạt tiêu chuẩn cơ sở được dùng làm nguồn nguyên liệu chính cho nhiều dạng bào chế khác nhau, trong đó có chế phẩm viên nang khổ qua rừng có tác dụng hạ đường huyết nhằm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đề tài thực hiện thử độc tính cấp và tác dụng hạ đường huyết của chế phẩm viên nang khổ qua rừng được nhóm nghiên cứu bào chế tại Bộ môn Bào chế Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

            Nguyên liệu

            Thành phẩm viên nang khổ qua rừng lô 0010519 (viên nang 1) và lô 0020519 (viên nang 2), do Bộ môn Bào chế, Khoa Dược, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp, được bào chế cùng công thức và quy trình, trong mỗi viên nang chứa 0,185 g cao đặc khổ qua cải thiện đã được tiêu chuẩn hóa có độ ẩm 8,5%, hàm lượng charantin trong cao là 0,84% tương đương 1,45 g bột quả khổ qua theo nguyên liệu khô kiệt.

            Phương pháp nghiên cứu

          - Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng STZ.

          - Phương pháp định lượng glucose.

          - Phương pháp đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của cốm thành phẩm viên nang cao đặc quả khổ qua rừng cải thiện trên chuột nhắt gây tăng glucose huyết bằng STZ.

          - Xử lý thống kê.

          - Phương pháp đánh giá độc tính cấp tính.

Kết luận

Viên nang khổ qua rừng lô 0010519 và lô 0020519 được bào chế cùng công thức và quy trình, uống cùng liều 0,55 g/kg thể hiện tác dụng hạ đường huyết tương đương với thuốc chứng glibenclamid uống liều 5 mg/kg trên mô hình chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin (IV) liều 170 mg/kg.

Chế phẩm không thể hiện độc tính ngay cả khi thử với liều cao nhất có thể cho uống là 10 g/kg.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-11-04
Chuyên mục
BÀI BÁO