Nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống viêm của hai loài bình vôi Stephania venosa (Bl.) Spreng và Stephania viridiflavens H. S. Lo & M. Yang

  • Hoàng Văn Thủy
  • Lý Thị Vân Anh
  • Lê Thiên Kim
  • Phạm Thanh Kỳ
  • Nguyễn Quốc Huy
  • Nguyễn Thùy Dương

Tóm tắt

Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Stephania Lour. thường có tên gọi là bình vôi. Khoảng 20 loài thuộc chi Stephania Lour. đã được nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học bao gồm an thần, giảm đau, chống viêm, độc với tế bào ung thư. Trong quá trình nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc có công dụng giảm đau, hai loài bình vôi thu hái ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã được nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Huy xác định tên khoa học lần lượt là Stephania viridiflavens H. S. Lo & M. Yang và Stephania venosa (Bl.) Spreng. Hai loài này được dân gian sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đau và viêm như vôi hóa khớp, viêm khớp...Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công bố khoa học về các tác dụng dược lý kể trên. Để xác định căn cứ khoa học cho việc sử dụng dược liệu có hiệu quả và an toàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của cao chiết từ củ của hai loài bình vôi này.

Nguyên liệu: Ccủ của loài Stephania viridiflavens (BV1) thu hái tại Văn Chấn - Yên Bái năm 2018; Củ của loài Stephania venosa (BV2) thu hái tại Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2018. ược chiết bằng cồn iứu băng

Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình mâm nóng. - Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. - Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan. - Đánh giá tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng viên bông.

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê.

Kết luận

Tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng: Cao BV1 liều 520 mg/kg, liều 1040 mg/kg có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng đau với nhiệt độ trên mô hình gây đau bằng mâm nóng và cả ba mức liều thử 260 mg/kg, 520 mg/kg và 1040 mg/kg đều có tác dụng giảm số cơn đau quặn trong tổng thời gian theo dõi 30 phút của thực nghiệm gây đau quặn. Cao BV2 liều 580 mg/kg, liều 1160 mg/kg có tác dụng kéo dài thời gian phản ứng đau với nhiệt độ trên mô hình gây đau bằng mâm nóng và cả ba mức liều thử 290 mg/kg, 580 mg/kg và 1160 mg/kg đều có tác dụng giảm số cơn đau quặn trên mô hình đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi.

Tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng: Cao BV1 ở cả hai mức liều 150 mg/kg và 300 mg/kg đều không thể hiện tác dụng chống viêm cấp nhưng đều làm giảm khối lượng u hạt tươi và khô trên mô hình đánh giá tác dụng chống viêm mạn. Cao BV2 liều 340 mg/kg có tác dụng chống viêm cấp tại các thời điểm 1 giờ và 3 giờ sau khi gây viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột trong khi liều 170 mg/kg thể hiện tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-11-04
Chuyên mục
BÀI BÁO