Chiết xuất, phân lập một số flavonoid từ cây bìm ba răng (Merremia tridentata L., Convolvulaceae)

  • Nguyễn Việt Cường
  • Võ Văn Lệnh
  • Võ Thị Bạch Huệ

Tóm tắt

Bìm ba răng (Merremia tridentata L.) hay còn gọi là dây lưỡi đòng là một cây thuốc dân gian được sử dụng ở nước ta để điều trị một số bệnh như sốt rét, bệnh giời leo, viêm nhiễm ngoài da. Nguồn dược liệu bìm ba răng ở Việt Nam rất phong phú, phân bố trải khắp từ Nam Trung Bộ đến Tây Nam Bộ. Thành phần hóa học chính phần cây trên mặt đất của bìm ba răng là flavonoid, một số hợp chất phenol, saponin,... trong đó quan trọng nhất là các flavonoid. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về bìm ba răng còn hạn chế, chủ yếu về chiết xuất cao toàn phần, định tính các nhóm chất và thử một số tác dụng sinh học như chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm, làm lành vết thương. Ở Việt Nam chưa có công bố nào về thành phần hóa học của bìm ba răng. Đề tài thực hiện với mục đích chiết xuất, phân lập một số flavonoid từ thân và lá bìm ba răng (Merremia tridentata L.).

Nguyên liệu

Bìm ba răng (5 kg thân và lá cây) được thu hái tại xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định vào tháng 9/2017. Việc định danh loài được thực hiện tại Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại học Lạc Hồng (tra cứu theo thông tin trong sách Từ điển cây thuốc Việt Nam và sách Từ điển thực vật thông dụng của tác giả Võ Văn Chi).

Phương pháp: Chiết xuất, phân lập

Kết luận

Năm flavonoid đã được phân lập từ phân đoạn ethyl acetat của thân và lá bìm ba răng thu hái tại xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, Tỉnh Bình Định. Trong đó, apigenin, quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid và apigenin-7-O-β-D-glucopyranosid lần đầu tiên được phân lập từ bìm ba răng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-30
Chuyên mục
BÀI BÁO