Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và khả năng ức chế enzym Protein tyrosin phosphatase 1B của các phân đoạn dịch chiết quả lựu (Punica granatum Linn.)

  • Đặng Kim Thu
  • Nguyễn Lệ Quyên
  • Nguyễn Thị Huyền
  • Nguyễn Thanh Hải
  • Bùi Thanh Tùng

Tóm tắt

Theo dân gian, vỏ quả lựu (Punica granatum Linn.) được dùng trị ỉa chảy và lỵ, đái ra máu, băng huyết. Quả lựu còn dùng trị đau răng, trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi có tác dụng hạ nhiệt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) của quả lựu.

Protein tyrosin phosphatase 1B (PTP1B) là một enzym không xuyên màng, thuộc họ enzym PTP và biểu hiện nhiều trên các mô đích của insulin như gan, cơ, mỡ. PTP1B xúc tác quá trình thủy phân phosphat của thụ thể insulin, làm giảm tín hiệu của insulin, đồng thời làm giảm tín hiệu leptin gây trạng thái béo phì hoặc rối loạn chuyển hóa. Do đó, ức chế enzym PTP1B là một trong các hướng nghiên cứu tiềm năng trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2 và phòng ngừa béo phì. Các nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường của quả lựu ở nước ta còn ít. Trong nghiên cứu trước đây, thấy quả lựu có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase và có tiềm năng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu này đánh giá tác dụng chống oxy hóa và khả năng ức chế enzym PTP1B của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết quả lựu.

            Nguyên liệu

- Quả lựu có tên khoa học là Punica granatum Linn., được xác định bởi Bộ môn Dược liệu và Dược Cổ truyền, Khoa Y Dược, ĐHQGHN.

- Hóa chất: p-nitrophenyl phosphat (pNPP); enzym PTP1B; 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH); Acid ursolic; acid ascorbic.

            Phương pháp nghiên cứu

            + Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro theo phương pháp DPPH

            + Đánh giá tác dụng ức chế enzym protein tyrosin phosphatase 1B (PTP1B)

            + Xử lý số liệu

            Kết quả

            Nghiên cứu đã đánh giá được tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym PTP1B của các phân đoạn dịch chiết từ quả lựu. Kết quả cho thấy phân đoạn dịch chiết EtOAc và BuOH có tác dụng chống oxy hóa cao (IC50 lần lượt là 21,96 µg/mL và 24,83 µg/mL.) và ức chế mạnh enzym PTP1B (IC50 lần lượt là 22,9 µg/mL và 26,8 µg/mL). Kết quả này gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học của phân đoạn dịch chiết EtOAc và BuOH để phân tách được các hợp chất tinh khiết có tiềm năng trong phòng, điều trị các bệnh liên quan đến ĐTĐ và béo phì.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-06
Chuyên mục
BÀI BÁO