Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá tràm gió (Folium Melaleucae)

  • Trần Thạch Thảo
  • Võ Văn Lẹo

Tóm tắt

Tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc họ Sim (Myrtaceae), mọc nhiều ở vùng đồi núi và đầm lầy của nước Úc các nước Đông Nam Á. Trong Y học cổ truyền, lá tràm được dùng để xông chữa cảm sốt, sổ mũi, đau nhức, đau dây thần kinh, tiêu chảy, lỵ và bỏng. Các nghiên cứu về hóa học cho thấy lá tràm có chứa tinh dầu với cineol là cấu tử chính, flavonoid, tanin và β-sitosterol. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá tràm cho thấy dịch chiết lá có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm. Ở Việt Nam hiện nay ngoài tinh dầu, chưa thấy các công bố về các hợp chất khác của lá tràm. Do vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu thành phần hóa học định hướng tác dụng chống oxy hóa của lá tràm gió (Folium Melaleucae) nhằm bổ sung thành phần hóa học của cây này và làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau.

Nguyên liệu

Nguyên liệu là lá của cây tràm gió (10 kg khô) được thu hái tại tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 7 năm 2016.

            Phương pháp

            Chiết xuất và thử hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết

            Phân lập và thử hoạt tính chống oxy hóa của các chất phân lập được

Kết quả

Đã xác định cao ethyl acetat của lá tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) là cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất thông qua sàng lọc, từ đó đã phân lập được 4 chất bao gồm 1 tanin (acid 3,3',4-tri-O-methylellagic (1) và 3 flavonoid: myricetin 3-O-methyl 3'-O-β-D-xylopyranosid (2); myricitrin (3) và quercetin 3-O-methyl 3'-O- β-D-xylopyranosid (4). Ba flavonoid này lần đầu tiên được phân lập từ loài tràm gió Melaleuca cajuputi Powell.

Kết quả khảo sát cho thấy giá trị IC50 của các chất phân lập được có tác dụng chống oxy hóa mạnh gồm: myricetin 3-O-methyl 3'-O-β-D-xylopyranosid (12,9 µg/ml) và myricitrin (9,87 µg/ml).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-06
Chuyên mục
BÀI BÁO