Nghiên cứu thực vật và di truyền học của loài Azadirachta indica A. Jus tại Việt Nam

  • Nguyễn Thị Trang Đài
  • Nguyễn Ngọc Nhã Thảo
  • Nguyễn Thị Ngọc Vân
  • Nguyễn Thị Thu Trâm
  • Lê Thị Cẩm Tú
  • Dương Xuân Chữ

Tóm tắt

Cây sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica A. Jus) thuộc họ Xoan (Meliaceae) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với những công dụng thiết thực như: làm sạch răng, trị sốt rét, trị đau dạ dày, trị tiểu đường, giảm căng thẳng, mệt mỏi, trị các bệnh ngoài da. Tác dụng dược lý của sầu đâu như kháng khuẩn, kháng viêm, trị đái tháo đường, kháng ung thư, trị sốt rét... Họ Xoan có khoảng 20 chi và 65 loài, nhiều loài có đặc điểm hình thái tương tự nhau và tên gọi giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn khi thu hái. Tại Việt Nam, sầu đâu được trồng nhiều ở An Giang và một số tỉnh Nam Bộ, hiện chưa có nghiên cứu về đặc điểm thực vật, cũng như chưa giải trình tự gen để định danh chính xác tên loài. Bài báo này trình bày nghiên cứu đặc điểm thực vật và thực hiện giải trình tự gen để định danh chính xác tên khoa học của 3 loài sầu đâu thu hái tại 3 huyện tại tỉnh An Giang, Việt Nam.

Nguyên liệu

Ba mẫu sầu đâu được thu hái tại các huyện khác nhau ở tỉnh An Giang,Việt Nam vào tháng 8/2017.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu về thực vật học

- Nghiên cứu về di truyền

- Đánh giá kết quả bằng kiểm tra DNA bằng phương pháp điện di gel agarose; Phương pháp PCR và giải trình tự

Kết quả

Qua phân tích kiểu hình và kiểu gen cho kết quả của 3 mẫu cây sầu đâu thu hái tại  3 huyện tại tỉnh An Giang, trong đó mẫu cây sầu đâu tại huyện Tri Tôn là loài Azadirachta indica và 2 mẫu tại huyện Châu Thành và An Phú có thể là phụ loài của Azadirachta indica. Kết quả này là cơ sở trong việc đánh giá đa dạng nguồn gen của các loài sầu đâu.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-01
Chuyên mục
BÀI BÁO