Các hợp chất flavon và phenolic phân lập từ phân đoạn ethyl acetat của cây thủy bồn thảo (Sedum sarmentosum Bunge) thu tại Sa Pa

  • Đoàn Xuân Đinh
  • Nguyễn Minh Dũng
  • Nguyễn Thượng Dong
  • Phạm Thị Nguyệt Hằng
  • Lê Cảnh Việt Cường
  • Lê Thị Liên
  • Nguyễn Hải Đoàn
  • Hoàng Lê Tuấn Anh

Tóm tắt

Sedum sarmentosum Bunge (tên gọi thông thường là thủy bồn thảo, tường thảo trườn) là loài thảo dược lâu năm, phân bố chủ yếu ở các vùng sườn núi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây thủy bồn thảo được sử dụng để chữa các bệnh như bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, lỵ, rắn cắn, ghẻ lở, mụn nhọt và viêm họng. Thành phần hóa học chính của cây thủy bồn thảo các megastigman và flavonoid với tác dụng bảo vệ gan và ức chế quá trình tích tụ lipid ở gan. Tuy nhiên, đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây thủy bồn thảo ở Việt Nam. Bài báo này thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc của bốn hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây thủy bồn thảo thu tại Sapa, Lào Cai.

Nguyên liệu

Mẫu dược liệu thủy bồn thảo được thu tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào tháng 6 năm 2015. Tên khoa học được xác định là Sedum sarmentosum Bunge.

Phương  pháp nghiên cứu

- Chiết xuất và phân lập: Ngâm chiết trong methanol. Phân tách bằng sắc ký cột.

- Nhận dạng và xác định cấu trúc các hợp chất: 1H-NMR, 13C-NMR, HMBC.

Kết quả

Từ phân đoạn ethyl acetat của cây thủy bồn thảo (Sedum sarmentosum Bunge) thu hái tại Sa Pa, Lào Cai đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của bốn hợp chất bao gồm: 3-methoxyluteolin-7-O-β-D-glucopyranosid (1), luteolin (2), ferulic acid (3) và trans-p-coumaric acid (4). Tra cứu của chúng tôi cho thấy, đây là lần đầu tiên hai hợp chất 3 và 4 được phân lập từ cây thủy bồn thảo, hoạt tính đã công bố của các hợp chất 1-3 đã góp phần giải thích phần nào tác dụng của dược liệu thủy bồn thảo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-01
Chuyên mục
BÀI BÁO