Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2012 – 2016

  • Bùi Thị Ngọc Thực
  • Bùi Thị Thu Uyên
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Trần Nhân Thắng
  • Cẩn Tuyết Nga
  • Nguyễn Thu Minh
  • Dương Đức Hùng
  • Nguyễn Gia Bình
  • Đào Xuân Cơ
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Vũ Đình Hòa
  • Ngô Quý Châu

Tóm tắt

Nhiễm nấm xâm lấn là một bệnh lý nhiễm trùng với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong có xu hướng gia tăng do tình trạng sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, liệu pháp ức chế miễn dịch và các thiết bị xâm lấn. Tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai, tình trạng nhiễm nấm xâm lấn cũng có xu hướng tăng dần, tỷ lệ nhiễm nấm trên tổng số căn nguyên gây bệnh phân lập được là 7% vào năm 2013 và 10,6% vào năm 2016. Mặc dù thuốc kháng nấm có giá thành khá cao và mức độ tiêu thụ đang tăng lên đáng kể, vấn đề đánh giá tiêu thụ và quản lý sử dụng các thuốc kháng nấm còn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng tiêu thụ thuốc kháng nấm tại BV Bạch Mai trong giai đoạn 2012 -2016, xác định các khoa lâm sàng có mức độ tiêu thụ cao và các thuốc có xu hướng sử dụng tăng, từ đó làm căn cứ cho các hoạt động quản lý thuốc kháng nấm tại BV.

Đối tượng nghiên cứu

Số liệu về tiêu thụ thuốc kháng nấm của bệnh nhân nội trú và số ngày nằm viện của mỗi đơn vị lâm sàng và toàn BV trong giai đoạn 2012 - 2016.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu hồi cứu, phân tích định lượng dựa trên chỉ số DDD (Defined Daily Dose - liều xác định hàng ngày)/1000 ngày nằm viện của các thuốc kháng nấm tại BV. Bạch Mai.

- Xử lý số liệu: Bằng phần mềm Microsoft Excel 2013, XLSTAT 2018.

Kết quả

Nghiên cứu cho thấy Khoa Truyền nhiễm, Hồi sức tích cực và TT Huyết học-Truyền máu là các đơn vị chủ yếu sử dụng thuốc kháng nấm tại BV Bạch Mai với itraconazol và fluconazol là hai thuốc kháng nấm được dùng nhiều nhất. Tiêu thụ thuốc kháng nấm nói chung tăng ở các Khoa Hồi sức tích cực và TT Huyết học-Truyền máu cùng với xu hướng tăng sử dụng amphotericin Bvà bắt đầu đưa vào điều trị các thuốc mới như caspofulgin và voriconazol.

Những kết quả gợi ý cần triển khai chương trình quản lý thuốc kháng nấm tại bệnh viện, bao gồm xây dựng quy trình sử dụng các thuốc mới nhưcaspofungin, voriconazol, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc kháng nấm khác đang sử dụng phổ biến (fluconazol) và cân nhắc lựa chọn hợp lý giữa 2 dạng amphotericin B.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-01
Chuyên mục
BÀI BÁO