Hoạt tính gây độc tế bào ung thư và thành phần hóa học lá cây đu đủ đực (Carica papaya L.) thu hái tại Quảng Nam – Đà Nẵng

  • Đỗ Thị Thúy Vân
  • Đào Hùng Cường
  • Giang Thị Kim Liên
  • Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Tóm tắt

Trong dân gian, lá cây đu đủ được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Đặc biệt, người dân Việt Nam đã dùng lá cây đu đủ chữa bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy lá cây đu đủ có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư. Bài báo này trình bày kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số phân đoạn từ dịch chiết methanol tổng bằng phương pháp thử độ độc tế bào in vitro và thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc 2 hợp chất tetratriacontanyl palmitat (1), 1-hentriacontanol (2) từ cặn chiết cloroform của lá cây đu đủ đực.

Nguyên liệu

Mẫu lá cây đu đủ đực được thu hái tại Quảng Nam - Đà Nẵng vào tháng 12/2016 và được xác định tên khoa học là Carica papaya L..

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào: Theo phương pháp của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

- Chiết xuất và phân lập các hợp chất: Chiết bằng methanol, sử dụng thiết bị siêu âm.

- Xác định cấu trúc dựa trên các dữ liệu phổ và so sánh với tài liệu tham khảo.

Kết quả

Các phân đoạn từ dịch chiết methanol tổng của lá cây đu đủ đực đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư phổi, ung thư gan và ung thư vú ở nồng độ thử nghiệm, trong đó phân đoạn cloroform thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt nhất. Đồng thời, từ cặn chiết cloroform, bằng các phương pháp sắc ký kết hợp đã phân lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất là tetratriacontanyl palmitat (1), 1-hentriacontanol (2). Các hợp chất này lần đầu tiên phân lập được từ loài Carica papaya L..

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-27
Chuyên mục
BÀI BÁO