Nghiên cứu hàm lượng saponin trong củ tam thất trồng tại Hà Giang và Lào Cai khi cây 2 và 3 năm tuổi

  • Trần Kiều Duyên
  • Bùi Lan Phương
  • Đoàn Thị Ngọc Diệp
  • Phùng Minh Dũng

Tóm tắt

Tam thất (củ) là một dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và trong công nghiệp dược hiện đại. Theo khảo sát sơ bộ, hàng năm tại Việt Nam sử dụng hàng trăm tấn dược liệu tam thất và nguồn cung cấp tam thất chủ yếu là từ Trung Quốc. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích xây dựng vùng trồng dược liệu để chủ động cung cấp dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đang phát triển và mở rộng vùng trồng tam thất. Việc trồng tam thất cần đảm bảo nhiều tiêu chí đánh giá nhưng quan trọng nhất là phải có hàm lượng saponin đạt tiêu chuẩn quy định để có hiệu quả điều trị bệnh. Bài báo này cung cấp kết quả nghiên cứu về hàm lượng saponin trong củ tam thất ở cây trồng 2 và 3 năm tuổi tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang.

Nguyên liệu

            Mẫu rễ củtam thất (Radix Panasis notoginseng), loại 2 tuổi, 3 tuổi, được thu mua tại 2 tỉnh Lào Cai và Hà Giang.

Phương pháp nghiên cứu

- Định lượng bằng HPLC tham khảo theo CP 2015.

- Thực nghiệm: Điều kiện sắc ký; Chuẩn bị mẫu; Tiến hành.

Kết quả

            Hàm lượng saponin trong củ tam thất trồng tại tỉnh Hà Giang và Lào Cai ở 2 năm tuổi và 3 năm tuổi đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn 5,0% tính theo dược liệu khô kiệt (Mẫu trồng ở Hà Giang: 2 tuổi đạt 6,1%, 3 tuổi đạt 8,2%; Mẫu trồng tại Lào Cai: 2 tuổi đạt 5,5%, 3 tuổi đạt 7,8%).

            Hàm lượng saponin tích lũy trong củ tam thất trồng tại Hà Giang và Lào Cai tăng mạnh từ 2 năm tuổi sang 3 năm tuổi. Nếu so sánh % hàm lượng saponin tăng trong củ 3 tuổi với củ 2 tuổi đạt tới 34,4% trồng tại Hà Giang và  40,0% trồng tại Lào Cai.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-26
Chuyên mục
BÀI BÁO