Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi học phục vụ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)

  • Đỗ Thị Hà
  • Trần Thị Kim Hương
  • Phạm Quang Tuyến
  • Nguyễn Minh Khởi
  • Lê Thị Loan
  • Vũ Thị Diệp

Tóm tắt

Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) là một thứ mới, bậc phân loại dưới loài của sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis). Năm 2013, Panax vietnamensis var. fuscidiscus được nhóm nghiên cứu của Phan Kế Long và CS. phát hiện tại Lai Châu và trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái cây sâm Lai Châu. Tuy nhiên, cho đến nay, kể cả trong và ngoài nước chưa thấy tài liệu nào công bố về đặc điểm vi học của loài này. Do vậy, sẽ khó khăn trong vấn đề nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu sâm Lai Châu. Chính vì vậy tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu sâm Lai Châu phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu này trong tương lai.

Nguyên liệu

Mẫu sâm Lai Châu thu hái tháng 10 năm 2016 tại Mường Tè, tỉnh Lai Châu, được xác định tên khoa học là Panax vietnamensis var. fuscidiscus.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm hình thái: quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật tại thực địa và chụp ảnh theo phương pháp mô tả hình thái thực vật.

Nghiên cứu đặc điểm vi học: Làm vi phẫu các bộ phận của cây theo phương pháp cắt ngang, nhuộm kép. Soi bột dược liệu, quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi

Kết quả

Trong nghiên cứu này, bộ dữ liệu hoàn chỉnh về đặc điểm giải phẫu (lá, thân, rễ) và đặc điểm vi học bột dược liệu (lá, thân, rễ) của Panax vietnamensis var. fuscidiscus thu hái tại Lai Châu đã được thực hiện.Đây là công bố đầu tiên về đặc điểm vi học của lá, thân khí sinh, thân rễ và rễsâm Lai Châu. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-26
Chuyên mục
BÀI BÁO