Định danh một số mẫu sâm mang tên sâm Ngọc Linh bằng cách giải trình tự đoạn ITS

  • Phạm Thị Minh Tâm
  • Nguyễn Hữu Sơn
  • Nguyễn Thị Ngọc Linh
  • Huỳnh Thị Thanh Thượng
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
  • Trần Việt Hùng

Tóm tắt

            Chi Panax hiện có khoảng 15 loài, đã phát hiện khoảng 150 ginsenosides. Trong đó, ở châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 6 loài, Trung Quốc có 6-7 loài và Việt Nam có hơn 3 loài (P. bipinnatifidus Seem, P. stipuleantus, P. vietnamensis). Ginsenosides trong nhân sâm là saponin triterpenoid được tìm thấy chủ yếu trong chi Panax, họ Araliaceae. Tuy nhiên, chỉ có P. vietnamensis có chứa một hàm lượng cao saponin thuộc loại ocotillol, mà phần lớn là majonosid R2 có khả năng ức chế tế bào ung thư phổi và bảo vệ tế bào gan. Chính vì giá trị kinh tế cao nên lượng sâm hoang dã đã được khai thác cạn kiệt. Hiện nay, ở khu vực miền Trung Tây Nguyên như Kon Tum, Quảng Nam, dược liệu mang tên sâm Ngọc Linh được nhân dân trồng nhiều và đang là loại cây có giá trị kinh tế cao. Rất nhiều nguồn sâm được cho là sâm Ngọc Linh bán trên thị trường chưa được định danh chính xác. Việc định danh bằng phương pháp hóa học khó thực hiện vì cần một lượng mẫu lớn và chất chuẩn đặc hiệu. Vì vậy, định danh bằng phương pháp sinh học phân tử là một lựa chọn thay thế tốt. Trong đề tài này, giải trình tự gene đoạn ITS để định danh một số mẫu sâm mang tên Ngọc Linh trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Nguyên liệu

6 mẫu dược liệu mang tên sâm Ngọc Linh có nguồn gốc tỉnh Kom Tum, 3 mẫu mang tên sâm Ngọc Linh từ Quảng Nam.

Phương pháp nghiên cứu

- Tách chiết DNA toàn phần.

- Kiểm tra DNA tách chiết.

- Khuếch đại trình tự ITS.

- Giải trình tự và tra cứu, đánh giá kết quả.

Kết quả

            Kết quả cho thấy trình tự ITS là một trình tự đặc hiệu để định danh nhân sâm. Kết quả 7 mẫu sâm Ngọc Linh tại khu vực núi Ngọc Linh đều định danh là Panax vietnamensis, khác với một số sâm Việt Nam phát hiện được tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong 2 mẫu định danh không phải là Panax vietnamensis, có 1 mẫu hoàn toàn không thuộc chi Panax, thậm chí không thuộc họ Araliaceae.  Để có cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ di truyền giữa các giống sâm Ngọc Linh và Việt Nam, giữa sâm Việt nam và các loại Panax khác, cần phải nghiên cứu thêm một số locus, ví dụ như trên chloroplast để có thể phân tích sâu hơn về mối quan hệ di truyền, biến dị của các giống sâm Ngọc Linh này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-03
Chuyên mục
BÀI BÁO