Xây dựng mô hình và bước đầu đánh giá tác dụng chống huyết khối của cao giàu saponin tam thất hoang trên chuột thực nghiệm

  • Nguyễn Thị Giang
  • Hồ Thị Thu Hà
  • Lê Thị Thanh Hoa
  • Lưu Thị Huyền Trang
  • Vũ Thị Thơm
  • Dương Thị Ly Hương

Tóm tắt

Tam thất hoang (TTH) có tên khoa học là Panax stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng, họ Nhân sâm (Araliacea), phân bố chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn (Lào Cai). Nghiên cứu về thành phần hóa học của tam thất hoang cho thấy phần thân rễ của cây chứa nhiều saponin khung olean với hàm lượng cao. Các báo cáo về tác dụng của loài này còn rất hạn chế, hầu hết là các nghiên cứu in vitro.Đề tài này đượctiến hành với 2 mục tiêu: Xây dựng được mô hình gây huyết khối đuôi chuột; và đánh giá được tác dụng của cao giàu saponin tam thất hoang trên mô hình đã xây dựng.

Đối tượng

Thân rễ TTH được thu hái tự nhiên ở huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang vào tháng 7/2016. Mẫu được xác định tên khoa học là Panax stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng.

Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng mô hình gây huyết khối đuôi chuột bằng κ-carrageenan: Xác định liều κ-carrageenan gây huyết khối tối ưu và thời gian quan sát huyết khối phù hợp; Xác định đường tiêm κ-carrageenan phù hợp; Xác định thời gian nhúng đuôi trong nước đá; Xác định thuốc chứng dương.

- Đánh giá tác dụng chống huyết khối của tam thất hoang.

- Phương pháp phân tích số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.

Kết quả

Đã xây dựng được mô hình huyết khối đuôi chuột gây ra bởi đường tiêm phúc mạc κ-carrageenan 20 mg/kg, nhúng đuôi chuột 5 phút trong nước đá trước khi tiêm, sử dụng thuốc chứng dương là aspirin 20 mg/kg (đường uống), hoặc heparin 100 UI/mL.

Cao giàu saponin tam thất hoang ở mức liều 30 mg/kg uống liên tục trong 7 ngày làm giảm sự hình thành huyết khối trên mô hình đã xây dựng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-03
Chuyên mục
BÀI BÁO